Ngày nay, việc sử dụng máy lạnh chắc hẳn không còn là điều gì quá xa lạ đối với mỗi gia đình, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Việc sử dụng máy lạnh đúng cách không chỉ giúp duy trì không gian mát mẻ mà còn tối ưu điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm khi dùng điều hòa, vô tình khiến hóa đơn tiền tiền điện tăng cao mỗi tháng. Cùng Panasonic Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé để tránh mắc phải những lỗi sai đó nhé.
1. Sai lầm khi dùng điều hòa: Mua máy lạnh cũ
Một sai lầm khi dùng điều hòa khá phổ biến ở nhiều người dùng đó là chọn mua máy lạnh cũ, với mong muốn tiết kiệm được phần nào chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ rủi ro. Máy lạnh cũ thường là loại máy đã qua thời gian sử dụng lâu dài, hiệu suất làm mát giảm và tiêu tốn rất nhiều điện năng so với máy mới. Không chỉ vậy, các linh kiện bên trong máy cũng có thể đã bị hao mòn, dẫn đến nguy cơ hỏng hóc và thường xuyên phát sinh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tùy dòng máy lạnh mà sau khoảng 10 -15 năm sử dụng thì bạn nên cân nhắc đến việc thay máy lạnh mới để có thể phát huy tốt hiệu suất làm mát, đặc biệt là khả năng tiết kiệm điện mỗi tháng cho gia đình.

2. Thường xuyên bật nhiệt độ thấp nhất khi vào phòng
Luôn cài nhiệt độ ở mức thấp nhất khi mới vào phòng chính là một sai lầm khi dùng điều hòa khác mà nhiều người cũng hay mắc phải. Sở dĩ họ cho rằng bật điều hòa nhiệt độ thấp sẽ giúp cho bầu không khí nhanh chóng mát lạnh.
Tuy nhiên, việc này khiến máy lạnh phải hoạt động với công suất tối đa, làm tăng lượng điện tiêu thụ đáng kể và gây áp lực lớn lên máy nén, khiến hóa đơn tiền điện tăng cao và làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Thay vào đó, bạn nên cài đặt nhiệt độ khoảng 25-27°C và sử dụng chế độ làm mát nhanh (Turbo) nếu cần làm mát nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả tiết kiệm điện.

3. Bật/ tắt hoặc tăng/ giảm nhiệt độ liên tục
Việc bật máy lạnh cho đến khi nào cảm thấy mát lạnh thì tắt đi, rồi khi nào cảm giác thấy nóng thì bật lại là cách mà một số người thường dùng để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, điều này thực chất lại vô cùng sai lầm.
Vì khi máy lạnh được bật lại, thiết bị sẽ cần tiêu thụ lượng điện năng lớn để kích hoạt máy nén vận hành và khởi động quạt, giúp cho căn phòng nhanh chóng đạt đến nhiệt độ cài đặt. Do đó, tăng (giảm) nhiệt độ liên tục sẽ khiến máy tiêu hao nhiều điện năng và giảm tuổi thọ sản phẩm.
4. Dùng chế độ Dry sai cách

Việc sử dụng chế độ Dry của máy lạnh kết hợp quạt để tiết kiệm điện là thói quen dùng điều hòa sai lầm của khá nhiều người dùng. Chế độ Dry của điều hòa phù hợp nhất đối với những ngày có thời tiết mát mẻ, nhất là có độ ẩm cao trong không khí từ 60 – 70%. Tuy nhiên, vào mùa hè, độ ẩm trong không khí thường khá thấp, nếu bạn sử dụng chế độ này sẽ khiến cho da dễ bị khô, nứt nẻ và gây cảm giác khó chịu. Đồng thời, dùng chế độ này không đúng cách còn tiêu thụ một lượng điện lớn, khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt.
5. Sai lầm khi dùng điều hòa: sử dụng máy lạnh cả ngày
Việc sử dụng máy lạnh liên tục suốt cả ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, điều này không chỉ làm tăng đáng kể hóa đơn tiền điện mà còn khiến máy lạnh nhanh chóng xuống cấp do phải hoạt động liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, việc ở trong phòng điều hòa cả ngày cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng như: cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất nước, khô da, khô mắt,…
Để tiết kiệm điện, kéo dài tuổi thọ thiết bị cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng, bạn nên tắt máy lạnh khi không cần thiết, mở cửa phòng để không khí lưu thông. Điều này không chỉ giảm áp lực cho thiết bị mà còn giúp không gian sống trở nên thoải mái và trong lành hơn.

6. Che chắn cho cục nóng quá kỹ càng
Cục nóng của máy lạnh thường đặt ở ngoài trời và nhiều người khá kĩ tính khi làm giàn che nắng mưa cho cục nóng để giảm thiểu sự tác động của thời tiết.
Do cục nóng máy lạnh thường được đặt ở ngoài trời nên nhiều người dùng thường che chắn cục nóng rất kỹ càng để giảm sự tác động của thời tiết. Tuy nhiên, điều này thực sự không cần thiết vì dàn nóng được thiết kế bằng chất liệu bền bỉ, có phủ lớp chống ăn mòn để chống chịu được các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài.

7. Sai lầm khi dùng điều hòa: Không vệ sinh thiết bị định kỳ
Việc vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh định kì sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn đồng thời kiểm tra sự hoạt động của thiết bị, nhờ đó góp phần tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.
Tùy theo mức độ sử dụng máy lạnh nhiều hay ít, thông thường khoảng từ 3 – 6 tháng/lần bạn nên vệ sinh máy định kỳ. Điều này vừa hạn chế tình trạng các vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội sinh sôi, phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa tăng khả năng tiết kiệm điện hiệu quả.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thói quen sử dụng máy lạnh sai cách khiến hóa đơn tiền điện tăng cao mà nhiều người thường bỏ qua. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn nắm được cách sử dụng máy lạnh hiệu quả hơn, vừa tiết kiệm chi phí vừa kéo dài tuổi thọ thiết bị.