Vào những ngày thời tiết nồm ẩm hay mưa gió kéo dài, không gian nhà của bạn sẽ trở nên vô cùng bí bách, ẩm ướt, thậm chí là có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân chính là do độ ẩm trong không khí quá cao và điều này dẫn đến một số tác hại như: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm hư hại các đồ đạc, vật dụng trong nhà,… Vậy làm sao để loại bỏ chúng? Hãy cùng Panasonic Việt Nam tham khảo ngay top 7 cách giảm độ ẩm trong phòng đơn giản mà vô cùng hiệu quả qua bài viết dưới đây!
1. Độ ẩm không khí là gì?
Độ ẩm không khí là khái niệm nhằm chỉ lượng hơi nước tồn tại trong không khí mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Trong khí quyển có chứa hơn 80% hơi nước nhằm đảm bảo không khí luôn duy trì ở mức cân bằng.
Độ ẩm cao hay thấp còn phụ thuộc vào lượng mưa hay sương mù ở mỗi nơi. Đơn vị sử dụng để đo độ ẩm không khí là gam trên mét khối (g/m3), dụng cụ để đo độ ẩm thường dùng là ẩm kế.
2. Tại sao không khí lại có độ ẩm?
Thành phần thể tích của không khí bao gồm: 78% Nito, 21% Oxi và 1% các khí khác (Cacbonic, hơi nước, khí hiếm,…). Chính vì vậy, không khí có độ ẩm là do nó còn có chứa một lượng hơi nước nhất định.
Bên cạnh đó, bề mặt trái đất được bao phủ hơn 70% là nước. Khi lượng nước này nhận được năng lượng từ những cơn gió và nhiệt lượng từ mặt trời chiếu xuống thì chúng có thể bốc hơi và bay vào trong không khí. Nhiệt độ càng cao khiến cho các phân tử chuyển động hỗn loạn và khoảng cách của chúng cũng sẽ kéo xa. Điều này làm cho các phân tử hơi nước phát tán vào trong không khí nhiều hơn, từ đó hình thành độ ẩm trong không khí.
3. Độ ẩm không khí nên ở mức bao nhiêu là tốt?
Theo các chuyên gia, độ ẩm không khí chỉ nên nằm trong giới hạn cho phép, quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho sức khỏe và môi trường sống. Các mức lý tưởng nên duy trì trong phạm vi quy định, ví dụ như: Trong môi trường sống của con người, độ ẩm không khí nên nằm trong khoảng 40%- 80% để đảm bảo sức khỏe, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Còn nếu trong gia đình có trẻ sơ sinh hoặc người có bệnh liên quan đến đường hô hấp thì nên duy trì mức độ ẩm khoảng 40%- 50%.
Một lưu ý cần phải nhớ đó chính là tuyệt đối không để độ ẩm không khí tăng cao vượt mức 80%. Bởi lúc này, độ ẩm cao sẽ khiến không gian sống của bạn trở nên ngột ngạt, hơi nước sẽ ám lên các vật dụng trong nhà và tạo ra môi trường lý tưởng để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sinh sống trong không gian. Thậm chí, ẩm mốc kéo dài còn gây ra những đốm đen trên bề mặt sàn, tường nhà gây mất thẩm mỹ vô cùng.
4. 7 cách giảm độ ẩm trong phòng đơn giản và hiệu quả nhất
4.1. Sử dụng máy hút ẩm
Máy hút ẩm là thiết bị chuyên dụng dùng để làm giảm độ ẩm trong không gian sống. Cơ chế hoạt động của máy là hút khí ẩm vào bên trong thiết bị rồi chuyển sang lõi làm mát hoặc mang lọc để tách ẩm, sau đó thổi không khí khô, trong lành ra bên ngoài. Máy hút ẩm còn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng như: giúp không gian sống luôn trong trạng thái khô ráo, ngăn ngừa nấm mốc phát triển, bảo quản và kéo dài tuổi thọ cho các vật dụng trong nhà,…
4.2. Bật điều hòa không khí để giảm độ ẩm trong phòng
Hiện nay, hầu hết các loại điều hòa không khí đều được tích hợp chế độ hút ẩm (ký hiệu Dry trên điều khiển) giúp không gian trở nên thông thoáng và khô ráo hơn. Khi bật chế độ này, thiết bị sẽ vận hành khoảng 5- 7 phút rồi nghỉ, sau đó lặp lại quy trình đến khi máy tắt. Lúc này, độ ẩm trong không khí sẽ được duy trì trong khoảng 60- 70%.
4.3. Sử dụng quạt
Trong trường hợp không có máy hút ẩm hoặc điều hòa không khí, bạn có thể áp dụng cách giảm độ ẩm không khí bằng quạt máy thông thường để giúp không gian trở nên khô ráo và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này sẽ không tối ưu bằng hai cách trên.
4.4. Dùng bã cà phê để ngăn ngừa ẩm mốc
Dùng bã cà phê là một trong những biện pháp tự nhiên để giúp ngăn ngừa ẩm mốc trong nhà. Bã cà phê có khả năng hút ẩm và khử mùi, làm cho không gian sống khô ráo hơn và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Sau khi dùng xong, bạn hãy đem phơi khô bã cà phê sau đó chia vào từng túi vải nhỏ và treo ở những nơi ẩm mốc trong phòng. Phương pháp này có thể áp dụng để hút ẩm, khử mùi cho những không gian có diện tích nhỏ.
4.5. Giảm độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng vôi sống
Vôi sống có khả năng hút ẩm hiệu quả và nhanh chóng nhờ phản ứng hóa học của nó với nước. Khi tiếp xúc với hơi nước hoặc độ ẩm trong không khí, vôi sống sẽ phản ứng và chuyển đổi thành canxi hydroxit (Ca(OH)₂). Quá trình này được gọi là sự tôi vôi. bạn chỉ cần đặt thùng vôi vào những nơi có dấu hiệu ẩm mốc, sau đó đóng hết cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên liệu phát huy công dụng.
4.6. Lắp đặt hệ thống thông gió giúp giảm độ ẩm trong phòng
Việc lắp đặt hệ thống thông gió giúp lưu thông không khí từ đó làm giảm độ ẩm trong phòng. Hệ thống thông gió giúp không khí ẩm bị hút ra và đem không khí khô ngoài trời vào nhà. Từ đó cũng sẽ giúp bổ sung oxy và loại bỏ được bụi bẩn, mùi hôi khó chịu. Bạn có thể lựa chọn hệ thống thông gió tự nhiên hay bố trí các thiết bị chuyên dụng như quạt thông gió, ống thông gió,… Đây cũng là một trong những cách giảm độ ẩm trong phòng được nhiều gia đình áp dụng.
Trên đây là tổng hợp 7 cách giảm độ ẩm trong phòng đơn giản, hiệu quả nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để xây dựng một không gian sống sạch, thoáng, tốt cho sức khỏe.